Không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa HR là gì cũng như nhiệm vụ, công việc và lộ trình thăng tiến của HR ra sao. Cùng tìm hiểu HR là gì? Vị trí, công việc và những điều bạn cần biết về ngành HR
HR là gì?
HR là gì? HR là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Resources hay Human Resource. Cụm từ này được hiểu là người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm đến các vấn đề về nhân sự trong một công ty, doanh nghiệp. HR sẽ là bộ phận trực tiếp tiến hành các hoạt động tìm kiếm, đào tạo, đánh giá năng lực cũng như kiểm soát các vấn đề về lương thưởng, kỷ luật… của nhân viên nhằm tạo ra đội ngũ ưu tú, chất lượng nhất.
Các vị trí công việc trong ngành HR là gì
Vị trí công việc của HR là gì? HR là bộ phận thường trực mà bất kỳ công ty nào cũng đều có. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà HR cũng được gọi theo nhiều cách khác nhau.
Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Giám đốc nhân sự là đại diện cao nhất trong ngành HR, có vai trò giám sát toàn bộ nguồn nhân lực của công ty. Từ đó, nhìn nhận, phát hiện vấn đề và quyết định nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giám đốc nhân sự thường chỉ xuất hiện ở những công ty có quy mô lớn.
Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
HR manager chịu trách nhiệm điều phối quản trị nhân sự, xây dựng kế hoạch tuyển dụng phù hợp với tiêu chí công ty. Họ là người trực tiếp tham gia tuyển dụng cấp cao cùng với bộ phận giám đốc quản lý. Có thể nói rằng, trưởng phòng nhân sự là mối liên hệ trực tiếp giữa các nhân viên và ban lãnh đạo
Quản trị Hành chính Nhân sự (HR admin)
Đối với vị trí này, HR admin đảm nhận nhiệm vụ quản lý và sắp xếp hồ sơ nhân viên. Đồng thời thực hiện kiểm tra, cập nhật dữ liệu nguồn nhân lực lên hệ thống tổng của doanh nghiệp. Quản trị Hành chính Nhân sự (HR admin) cũng là người lên ý tưởng và phối hợp với các phòng ban khác chuẩn bị tài liệu liên quan đến hội thảo việc làm.
Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
Chuyên viên tuyển dụng là người sẽ tiếp nhận các yêu cầu từ cấp trên và thực hiện tuyển dụng theo yêu cầu. Họ sẽ phải tiếp cận ứng viên, trao đổi sơ lược, duyệt hồ sơ vòng đầu và bố trí gặp mặt cán bộ chuyên trách. Recruitment Specialist cũng sẽ người giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng này.
Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Để tuyển dụng ứng viên chất lượng, đáp ứng yêu cầu, văn hóa của từng doanh nghiệp, đào tạo sau tuyển dụng là điều bắt buộc. Chuyên viên đào tạo và phát triển sẽ trực tiếp thực hiện điều này. Họ phải lên kế hoạch, thiết lập và tổ chức các chương trình đào tạo theo khung kế hoạch được duyệt.
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi C&B( Compensations and Benefits Specialist)
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi C&B là người trực tiếp quản lý nhằm đảm bảo quyền và phúc lợi của nhân viên. Ngoài ra, người này còn phải chịu trách nhiệm đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên qua từng kỳ, từng năm. Nhiệm vụ này cũng nhằm mục đích cân nhắc khen thưởng, xử phạt nhân viên sao cho phù hợp. Những người làm mảng này cần có sự nhạy bén trong xử lý tình huống đồng thời phải nắm vững luật để thực hiện.
Nhiệm vụ và vai trò của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp
Trở thành một HR chuyên nghiệp là khi bạn phải đảm nhận những nhiệm vụ sau đây:
Giải quyết các vấn đề nhân sự hiện tại
HR thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự như: giám sát công việc thường ngày, các vấn đề liên quan đến tiền lương, phúc lợi, bảo hiểm và các khoản đầu tư khác… Bộ phận HR chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các chính sách nhân sự, các chương trình phát triển lợi ích và chăm sóc sức khỏe của nhân viên. Ngoài ra họ còn đảm nhận việc giải quyết xung đột xảy ra giữa các nhân viên.
Tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự mới
Thực hiện quy trình tuyển dụng nhân viên mới khi có yêu cầu của ban lãnh đạo: đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm và tổ chức phỏng vấn, đánh giá…
Kiểm soát quy trình nghỉ việc
Xây dựng quy trình nghỉ việc, xử lý các tình huống buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn,… HR sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng, bảo hiểm và tài liệu cần bàn giao.
Nâng cao năng suất làm việc
HR xây dựng bộ quy tắc ứng xử, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả làm việc xây dựng của nhân viên trong doanh nghiệp, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Nhiệm vụ chuyên môn của một HR
Nhiệm vụ chuyên môn của một HR (Nguồn: Internet)
Mô hình phòng ban nhân sự phổ biến nhất hiện nay
Tùy thuộc vào điều kiện, quy mô và văn hóa doanh nghiệp mà mô hình quản trị nhân sự này cũng có sự thay đổi. Hiện nay, ta có một số mô hình quản lý nhân sự được lựa chọn nhiều nhất hiện nay:
Mô hình Maslow: HR cần hiểu rõ nhu cầu của người lao động để có điều chỉnh phù hợp về mức lương, đào tạo và sự trao đổi qua lại giữa nhân sự và ban quản lý. Từ sự hài lòng về giá trị doanh nghiệp mang lại, nhân viên sẵn sàng cống hiến, cùng doanh nghiệp đi lên.
Mô hình Grow: hướng đến mục tiêu chính là huấn luyện và cố vấn nhân viên phát triển tiềm năng của mình. Từ đó, bản thân nhân viên ý thức được nhiệm vụ mình cần làm và tìm cách cải thiện hiệu suất công việc.
Mô hình 5Ps: đánh giá toàn diện cấu trúc thuộc chiến lược nguồn nhân sự. Quá trình quản trị cần chú ý đến các yếu tố như chính sách, chương trình hỗ trợ, quy trình làm việc.
Mô hình quản trị ma trận thích hợp với những công ty có đội ngũ hoạt động theo dự án. Tức là, tại mỗi dự án, nhân viên sẽ có vai trò khác nhau. Và khi kết thúc dự án thì vai trò của họ cũng kết thúc. Việc này tạo không khí thoải mái khi làm việc và nhân viên được thoải mái tư duy, không đi theo lối mòn.
HR và bước thăng tiến trong tương lai.
Lộ trình thăng tiến của ngành HR là gì
Hiện tại, HR đang là ngành nghề thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của một HR công tác tại HR Department mà bạn nên tham khảo.
Sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận vị trí nào?
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể bắt đầu làm việc tại vị trí HR intern của các công ty. Tại vị trí HR intern, bạn sẽ học hỏi và tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Ngoài ra, một số vị trí khác bạn có thể đảm nhiệm khi là sinh viên mới ra trường:
HR Admin: công việc của một HR admin là thực hiện các hợp đồng, bằng khen và các chứng nhận liên quan khác, tiến hành kiểm tra quản lý tài sản, thực hiện báo cáo kê khai tài sản nhân viên…
Nhân viên tuyển dụng: thực hiện đăng bài tuyển dụng và tìm kiếm ứng viên phù hợp. Lập báo cáo tình hình tuyển dụng cũng như cung cấp thông tin liên quan đến quyền, nghĩa vụ cho nhân viên mới.
Nhân viên tiền lương: quyết toán lương theo năng lực nhân viên và giải quyết chính sách cho nhân viên toàn công ty.
Vị trí ngành HR cho người đã có kinh nghiệm
Nếu HR đã có kinh nghiệm, họ sẽ được đảm nhận vị trí cấp cao hơn:
- Chuyên viên đào tạo: lên kế hoạch đào tạo nhân viên mới, xây dựng chương trình huấn luyện phù hợp với tiêu chí công ty.
- Quản lý nhân sự: quản lý chung các vấn đề nhân sự, giải quyết các mâu thuẫn ảnh hưởng đến lợi ích của nhân viên.
Mức lương trung bình của ngành Nhân sự
Mức lương của HR sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc trong bộ phận nhân sự. Nhìn chung, mức lương trung bình của ngành khá hấp dẫn so với những nghề nghiệp khác.
Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương nằm trong khoảng 5-7 triệu/ tháng. Lương của giám đốc nhân sự dao động khoảng 30-100 triệu/ tháng. Trưởng phòng nhân sự lương từ 20-50 triệu/ tháng. Phó phòng nhân sự nhận mức lương từ 15-30 triệu/ tháng.
Thuận lợi và khó khăn của ngành nhân sự
Thuận lợi:
Khi làm việc nhân sự bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, gia tăng mối quan hệ. Phòng nhân sự cũng được ưu ái nhiều quyền lợi đặc biệt, nhận được sự yêu quý của nhiều người. Thêm nữa, cơ hội thăng tiến trong ngành này quá rõ ràng. HR có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như quản lý nguồn nhân lực, tuyển chọn nhân sự… và phát triển trong tương lai.
Khó khăn:
Khi làm nhân sự, bạn phải đối mặt với việc phải đảm bảo lợi ích công ty nhưng vẫn không thể lơ là quyền của nhân viên. Đây là điều khó khăn nhất mà các HR phải đối mặt. Có nhiều vấn đề rắc rối, khó giải quyết đến mức nếu không có sự khéo léo, bạn sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Chưa kể, HR luôn là người phải lắng nghe, thấu hiểu mọi thứ. Họ phải chịu áp lực từ cấp trên về nhân viên không làm việc hiệu quả. Nhân viên thường xuyên phàn nàn về lương thưởng, chế độ đãi ngộ…
Sự thay đổi trong ngành nhân sự
Bản chất HR là gì, thời gian qua HR đã thay đổi ra sao? Thực tế cho thấy, quản lý nhân sự luôn là vấn đề nan giải và cần được cân bằng từ nhiều phía. HR hiện nay không còn tập trung duy nhất và mảng quản trị nhân sự nữa mà họ đã có cơ hội tiếp cận và làm việc nhiều hơn ở mảng hành chính truyền thông. Nhờ vậy, người làm nhân sự có cái nhìn tổng quan hơn trên vấn đề họ đảm nhiệm. Từ đó, HR học được cách cân bằng lợi ích đôi bên tốt hơn.
HR luôn rộng cửa chào đón ứng viên mới tiềm năng
HR luôn rộng cửa chào đón ứng viên mới tiềm năng (Nguồn: Internet)
Tổng hợp kinh nghiệm để trở thành nhân viên HR xuất sắc
Để trở thành HR xuất sắc, bạn hãy luôn ghi nhớ những điều sau:
- Có sự đầu tư học tập bài bản và thực hành nhiều để rút ra kinh nghiệm cho bản thân;
- Đừng nên tin vào người khác mà hãy đánh giá mọi chuyện theo bản năng, lý trí của bản thân mình;
- Hãy học cách chấp nhận rằng mình không thể nào làm thỏa mãn được tất cả mong cầu của người khác, đặc biệt là nhân viên. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách liên kết mọi người lại thành một thể thống nhất, tuân thủ những quy tắc, nội quy riêng;
- Không nên để cái tôi lấn át bản thân quá nhiều vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc;
- Luôn biết cách tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và đầu tư làm đẹp cho bản thân.
Một số câu hỏi liên quan đến HR
Những yếu tố cần có để trở thành một nhân viên HR là gì?
Để thực hiện công việc HR một cách hiệu quả, những chuyên viên cần phải có khả năng dự đoán và nắm bắt được xu hướng nhân sự hiện tại trên thị trường lao động một cách khéo léo. Chỉ khi có thể làm được điều này, họ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc và tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp.
Học ngành gì để ra làm HR?
Một số ngành học có thể tham khảo nếu bạn muốn trở thành một nhân viên HR đó là: quản trị nhân lực, quản lý nhân sự, quản lý nguồn nhân lực, quản trị hành chính nhân sự,…
Nếu có ý định trở thành HR trong tương lai, ngay từ bây giờ, hãy rèn luyện kỹ năng chuyên môn thật tốt. Và đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc CV thật ấn tượng nhé.