Headhunter Là Gì? Có Gì Khác Với Recruiter?

Cùng tìm hiểu về Headhunter là gì và vai trò của Headhunter với doanh nghiệp để bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành nghề này, công việc của một Headhunter có gì khác so với Recruiter

Headhunter là gì? Vai trò của Headhunter với doanh nghiệp

Nghề Headhunter là làm gì?

Headhunter nằm trong nhóm ngành nhân sự, đây là nghề tuyển dụng thuê cho các công ty khách hàng, thay mặt họ tìm kiếm những tài năng để giúp công ty phát triển hơn và thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh. Các công ty làm về tuyển dụng được gọi là headhunting agency.

Thay vì doanh nghiệp phải trả nhiều chi phí quảng cáo tuyển dụng rộng rãi mà chưa chắc mang lại hiệu quả, việc thuê những Headhunter với nhiều kinh nghiệm và nghiệp vụ sẽ là phương án tối ưu nhất. Headhunter thường làm cho các công ty săn đầu người, các công ty về tuyển dụng, cung cấp giải pháp nhân sự.

Vai trò của Headhunter với doanh nghiệp

Có nhiều lý do mà rất nhiều công ty phải thuê chuyên viên tuyển dụng headhunt và một trong số đó là:

  • Công ty có nguồn lực hạn hẹp hoặc vì lý do như tính độc lập khách quan sẽ rất cần đến những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.
  • Công ty nước ngoài chưa hiểu rõ thị trường lao động Việt Nam và đang thiếu chuyên viên nhân sự.
  • Bộ phận nhân sự quá tải công việc, không có thời gian cho việc tuyển dụng.
  • Headhunters giữ liên lạc và cho bạn biết về vị trí tuyển dụng phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Quá trình làm việc Headhunting là gì?

Các Headhunter chuyên nghiệp luôn tuân thủ theo quy trình tuyển dụng của Headhunter sau:

1. Tổng hợp yêu cầu tuyển dụng

Đầu tiên, một headhunter cần tổng hợp các yêu cầu tuyển dụng của khách hàng và doanh nghiệp như là tuyển cho vị trí nào, yêu cầu cho phần mô tả công việc là gì, số lượng ứng viên và những khu vực cần tuyển, thời hạn đăng tin tuyển dụng và thời gian đặt lịch phỏng vấn, v.v.

2. Gửi thư mời ứng tuyển

Bước này bao gồm công việc gửi thư mời ứng tuyển cho các ứng viên tiềm năng ở các vị trí phù hợp, lưu trữ lại thông tin, hồ sơ cá nhân của họ để liên hệ lại khi doanh nghiệp cần đến.

3. Sàng lọc hồ sơ ứng viên

Tiếp theo là công việc tuyển dụng có chọn lọc để tìm kiếm những nhân sự cấp cao và đặt lịch hẹn phỏng vấn để sàng lọc ứng viên kỹ lưỡng hơn nữa. Từ đó, bạn có thể xem họ có đáp ứng được hết yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.

Công việc của headhunter cần theo đúng tiêu chí của doanh nghiệp cần tuyển dụng.
Công việc của headhunter cần theo đúng tiêu chí của doanh nghiệp cần tuyển dụng.

4. Phỏng vấn, hẹn lịch với nhà tuyển dụng của doanh nghiệp

Tiếp theo, head hunter cần gửi yêu cầu và sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn giữa ứng viên với các nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp sau vòng hồ sơ tuyển chọn.

5. Khảo sát chất lượng

Khảo sát mức độ hài lòng của ứng viên và công ty khách hàng thuê tuyển dụng để cải thiện chất lượng cũng như đội ngũ là việc headhunting.

Headhunter và Recruiter khác nhau thế nào?

Để làm rõ sự khác biệt giữa Headhunter và Recruiter bài viết sẽ dựa vào những yếu tố dưới đây:

Về môi trường, công việc

Recruiter là công việc nội bộ, họ sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng cho công ty mà họ đang làm việc.

Headhunter là đơn vị thứ ba giúp những công ty khách hàng có nhu cầu tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí trong công ty họ. Không hẳn là họ không có Recruiters trong đội ngũ của công ty mà nhiều vị trí khó cần Headhunting agency hỗ trợ.

Về số lượng, chất lượng

Recruiter khi tuyển dụng, ứng viên mới là người thực sự cần đến công việc này. Cộng với thời hạn đăng tin tuyển dụng ngắn và yêu cầu thường cần số lượng lớn ứng viên đi làm luôn, chất lượng ứng viên thường thấp hơn kỳ vọng của doanh nghiệp.

Mặt khác, những ứng viên được Headhunter nhắm tới thường đáp ứng đủ các yêu cầu mà các nhà tuyển dụng trong công ty khách hàng đã đặt ra. Vì vậy, so với mặt bằng chung chất lượng của ứng viên từ Headhunter sẽ nhỉnh hơn rất nhiều.

Về chi phí

Khi thuê Headhunter doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản gọi là chi phí dịch vụ headhunt. Còn Recruiter là người của công ty, lương thưởng theo chính sách công ty, tùy thuộc vào điều kiện và quy mô của công ty đó ra sao.

Yếu tố mọi Headhunter ưu tú cần có

Bằng cấp

Headhunter đòi hỏi về kỹ năng hơn là bằng cấp về một ngành học cụ thể nào. Trên thực tế, những người làm Headhunting có thể tốt nghiệp từ nhiều ngành học khác nhau.

Kể cả làm và xin việc trái ngành, bạn vẫn có thể làm tốt miễn là có cố gắng và đam mê. Tôi từng làm cho đơn vị bán bàn ghế chống gù cho bé tại Sakawin các bạn nhân sự ở đây lúc phỏng vấn CEO không đề cao vấn đề liên quan đến bằng cấp

Kỹ năng cứng

Để trở thành một Headhunter giỏi, bạn phải tích cực trau dồi những kiến thức chuyên sâu về mọi lĩnh vực, ngành nghề, kể cả những khó khăn trong công việc bởi Headhunter không như tuyển dụng nội bộ mà tuyển dụng đa dạng các ngành nghề và vị trí khác nhau.

Kỹ năng mềm

Yếu tố quyết định thành công trong headhunting là gì? Chỉ có kiến thức là chưa đủ.

Bạn phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng thiết yếu làm hành trang trên con đường theo đuổi công việc này, một trong số đó là:

  • Khả năng sử dụng tiếng Anh
  • Khả năng phân tích đánh giá
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Khả năng đàm phán
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp công việc hợp lý.
  • Khả năng thành thạo công nghệ, kỹ thuật số trong công việc.

Tính chi tiết, cẩn thận

Headhunters cần để ý những điều kiện xoay quanh, yêu cầu của công ty khách hàng, mức độ sẵn sàng nộp đơn của ứng viên cho vị trí này.

Những chi tiết nhỏ cũng có thể tạo ra một thay đổi lớn trong doanh nghiệp chính vì vậy cũng không thể bỏ qua yếu tố chi tiết và cẩn thận.

Lương của Headhunter có cao không?

Tại Việt Nam mức lương trung bình của một Headhunter mới vào nghề là $300-400/tháng, nhân sự với 1-3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này có lương dao động từ $500-800/ tháng. Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm sẽ có mức lương trên $1000/ tháng.

Những con số lương của Headhunter quả thực ấn tượng. Có thể đó là lý do mà những năm gần đây Headhunter trở thành ngành nghề đang vô cùng HOT trên thị trường.

Leave a Comment